Kinh doanh chứng khoán không còn là ngành mới lạ trong xã hội hiện nay. Chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt không phải ai có vốn cũng có khả năng tham gia. Bước chân lên sàn chứng khoán, thứ đập vào mắt bạn đầu tiên là những ký hiệu xanh đỏ trên một bảng điện tử. Đó chính là bảng giá thị trường chứng khoán. Bài viết sẽ hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán.
1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời và đi vào hoạt động năm 2000. Sau 20 năm nỗ lực xây dựng và phát triển, từ một trung tâm giao dịch duy nhất đến nay Việt Nam đã có 2 sàn giao dịch lớn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ lớn mạnh về quy mô mà chất lượng chứng khoán cũng ngày càng được nâng cao.
Cùng với thời gian chủng loại chứng khoán ngày càng đa dạng. Từ chỗ chỉ có cổ phiếu đơn thuần thì đến nay các sàn đã mở rộng thêm giao dịch trái phiếu Chính phủ và chứng khoán phái sinh. Đây thực sự là kênh huy động vốn hiệu quả của Chính phủ và các doanh nghiệp.
Số lượng các doanh nghiệp tham gia niêm yết mã giao dịch chứng khoán ngày càng tăng. Nó mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn cho các chủ đầu tư. Theo thống kê hiện nay có khoảng 3 triệu tài khoản trong đó có nhiều tài khoản đầu tư nước ngoài. Với mức độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam hứa hẹn nhiều thay đổi vượt bậc trong tương lai. Vì vậy mà cách xem bảng giá chứng khoán được nhiều người quan tâm.
Thị trường chứng khoán đòi hỏi người chơi cần có thông tin hiểu biết nhất định và linh động để nắm bắt cơ hội đầu tư và rút vốn đúng lúc, đúng thời điểm. Đây cũng là một trong những con đường tìm kiếm nguồn vốn, tăng lợi nhuận… cho rất nhiều đối tượng khác nhau. Khi thị trường này phát triển thì mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế đất nước.
2. Cách xem bảng giá chứng khoán
Mỗi một sàn chứng khoán sẽ được trang bị một bảng giá thể hiện trên một bảng điện tử lớn. Trên đó sẽ thể hiện sự biến động của tất cả các mã chứng khoán đã được niêm yết. Nhà đầu tư căn cứ vào đó để theo dõi và quyết định mua hay bán. Tất cả các giao dịch thành công đều được thể hiện trên bảng giá này.
Hiện nay ở Việt Nam có 2 sàn giao dịch chứng khoán là HOSE (tại Thành phố Hồ Chí Minh) và HNX (tại Hà Nội). Giao diện bảng giá 2 sàn hơi khác nhau nhưng vẫn thể hiện những nội dung tương đồng. Về cơ bản trên bảng giá sẽ có các nội dung và cách xem cụ thể như sau:
2.1 Mã chứng khoán
Đây là mã niêm yết do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp cho các công ty khi tham gia thị trường chứng khoán. Mỗi đơn vị sẽ có một mã riêng và thường ký hiệu theo các chữ viết tắt tên công ty. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư dễ nhớ hơn khi xem bảng giao dịch.
2.2 Giá đóng cửa gần nhất( Giá tham chiếu)
Đây là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất. Nó sẽ là mức giá khởi điểm cho phiên giao dịch liền sau. Đây là cơ sở để đưa ra mức giá trần và giá sàn. Trên bảng điện tử mức giá này để màu vàng nên còn được nhà đầu tư gọi nhanh là giá vàng.
2.3 Giá trần
Là mức giá cao nhất của 1 loại chứng khoán trong 1 phiên giao dịch. Tức là giá bán ra và mua vào không bao giờ được vượt quá giá sàn. Đối với sàn HOSE thì giá trần tăng 7%, sàn HNX là tăng 10% so với giá tham chiếu của phiên giao dịch ngày hôm đó. Nó có màu tím nên hay gọi là giá tím.
2.4 Giá sàn
Ngược lại với giá trần là giá sàn, là mức giá thấp nhất quy định cho hoạt động mua vào và bán ra. Với sàn HOSE giá sản giảm 7%, sàn HNX giảm 10% so với giá tham chiếu. Trên bảng giá nó có ký hiệu màu xanh lam.
2.5 Bên mua và bên bán
Mỗi một bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột gồm có giá mua và khối lượng. Giá mua sẽ được ưu tiên xếp từ cao đến thấp. Giá cao nhất sẽ gần với cột khớp lệnh nhất.
Bên bán cũng có 3 cột chờ bán như bên mua nhưng mức giá sẽ ưu tiên từ thấp đến cao. Giá thấp nhất sẽ gần với cột khớp lệnh nhất.
2.6 Khớp lệnh, giá khớp, khối lượng khớp
Căn cứ vào mức giá và khối lượng mua bán của người mua và người bán sẽ khớp lệnh như sau: Người mua chấp nhận mua với mức giá người bán đang giao bán hoặc người bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người mua đang chờ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách xem bảng giá chứng khoán. Nó thật không dễ dàng gì với những người mới bước chân lên sàn chứng khoán.