Phương pháp Chống Thấm Sàn Mái hiệu quả tại Thanh Hóa

Sàn mái là vị trí chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ thời tiết cũng như bị ảnh hưởng vì sự chênh lệch nhiệt độ lớn nhất từ nắng nóng đến mưa rào. Do đó, sàn mái rất dễ bị thấm dột với các dấu hiệu như nứt nẻ, ứ đọng, rêu mốc, loang nước… Với mỗi kiểu mái nhà, cần áp dụng giải pháp chống thấm phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Cùng dịch vụ chống thấm thanh hóa tìm hiểu các phương pháp chống thấm sàn mái phổ biến nhất hiện nay

sử dụng Sika để chống thấm mái nhà

Chống thấm cho mái nhà bằng ngói hoặc tôn

Nếu mái nhà được lợp bằng ngói hoặc tôn, hiện tượng thấm dột thường xảy ra do ngói bị vỡ, dấu đóng đinh bị gỉ sét hoặc các mối nối bị hở, khiến nước thấm vào bên trong khi trời mưa.

Với kiểu mái nhà này, biện pháp chống thấm phù hợp là chỉnh lại mái ngói. Nếu không, bạn có thể sử dụng hỗn hợp tạo thành từ cát, xi măng và phụ gia chống thấm với tỉ lệ phù hợp để trét một lớp dày lên vị trí bị thấm dột.

Riêng với mái tôn, nếu bị thấm dột do đinh vít thì giải pháp là vít đinh mới và vít chặt lại để ngăn không cho nước thấm vào bên trong. Để hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng thêm sơn chống thấm để sơn lên vị trí đinh vít. Tại các mối nối, bạn nên sử dụng thêm một số vật liệu để che chắn kỹ hơn, và nên chú ý cẩn thận hơn khi thi công.

Chống thấm cho mái nhà bằng

Mái nhà bằng thường ít bị thấm dột hơn. Nhưng khi đã xảy ra, nguyên nhân có thể là do bản chất vật liệu sử dụng để làm mái tồn tại các lỗ nhỏ li ti không thể quan sát bằng mắt thường. Sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của nắng, mưa, các lỗ nhỏ này sẽ to dần ra, dẫn đường cho nước thấm vào mái nhà.

Để xử lý chống thấm cho sàn mái, ban công có rất nhiều các phương pháp nhưng Chống thấm thanh hóa xin giới thiệu 3 phương pháp phổ biến và hiệu quả đó là:

  • Sử dụng phụ gia chống thấm 2 thành phần gốc xi măng
  • Sử dụng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh
  •  Sử dụng vật liệu chống thấm Polyurethane có tính đàn hồi cao (Tốt nhất hiện nay)

Quy trình chống thấm sàn mái

  • Bước 1: Xử lý Chống thấm cổ ống thoát nước sàn:

Sử dụng máy mục đục cổ ống cách ống 2 – 3 cm, đục tỉa nhẹ theo hình chữ V, thổi sạch bụi bẩn và vệ sinh sạch sẽ cổ ống. Chèn kín cổ ống để đổ vữa không bị chảy, sau đó quấn quanh cổ ống băng keo trương nở (gioăng trương nở). Sau khi quấn gioăng trương nở, chúng ta trộn vữa rót không co ngót Grout và tiến hành đổ vữa vào cổ ống thoát nướcsàn mái đã được chèn kín.

  • Bước 2: Xử lý chống thấm phần chân tường (phần này rất quan trọng)

Dùng vữa trát trộn ít keo SBR 003 sau đó bo dốc vữa lên chân tường sàn mái, ban công

  • Bước 3: Cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) theo kích thước của phòng và các vị trí cổ ống, chân tường.
  • Bước 4: Dùng bình phun dung dịch chống thấm Water Seal toàn bộ sàn vệ sinh, phun 02 lượt mỗi lượt cách nhau chừng 5- 10 phút. Mục đích tăng cường độ bê tông tránh sau này rạn nứt bê tông.
  • Bước 5: Sau khi phun dung dịch chống thấm Water Seal đến đâu ta trộn keo SBR 003 + nước + xi măng tạo thành lớp quét hồ dầu và tiến hành quét lớp hồ dầu lên bề mặt sàn và phần chân tường sau đó dán lưới thủy tinh lên.
  • Bước 6: Đợi lớp lưới Fiber Glass đã cố định trên lớp vữa keo dán, tiếp tục trộn đều và thi công 02 lớp Master Seal 540 lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được dải lưới. Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước. Thi công với định mức từ 1,5Kg – 2 Kg/ m2.
  • Bước 7: Sau 24 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành ta tiến hành phun ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu công tác chống thấm sàn mái, ban công

cách chống thấm mái nhà

Chống thấm sàn mái bằng vật liệu Polyurethane

  •  Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công: Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt. Đánh và thổi sạch bụi, đục tẩy các vị trí lồi lõm. Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ. Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
  •  Bước 2: Để bề mặt sàn khô hoàn toàn, tiến hành phun hoặc quét, lăn Polyurethane lớp thứ nhất (Neomax 201, Silatex Super, Neoproof PU W hoặc Mariseal 250) lên bề mặt cần chống thấm.
  • Bước 3: Sau khi lớp thứ nhất khô tiến hành phun thêm 1 lớp nữa
  •  Bước 4: Sau khi lớp thứ 2 khô hoàn toàn, bơm nước ngâm thử trong vòng 24 giờ.
  •  Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao và thanh toán công trìnhGiải pháp chống thấm cho mái bằng

Sử dụng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh

Một cách chống thấm trần nhà bê tông khác mà nhiều hộ gia đình sử dụng là việc thi công bằng màng chống thấm nguội hay khò nóng.

Màng chống thấm tự dính thường có dạng tấm và được phủ một lớp màng HDPE mỏng lên trên bề mặt. HDPE là Hight Density Poli Etilen; là một loại nhựa chịu nhiệt rất tốt trong môi trường những chất lỏng cũng như dung dịch hay phải gặp trên đường dẫn, đất cấp thoát nước. Nó không bị thể rỉ và không bị tác động dưới các dung dịch như muối, axít và kiềm, kể cả trong nước mưa axít. Mặt còn lại được bảo vệ bởi một lớp màng silicon.

Chống thấm bằng màng tự dính có hiệu quả là chống thấm dột triệt để, thi công đơn giản, dễ dàng. Chúng ta chỉ cần bóc lớp vỏ silicon là có thể dán trực tiếp, an toàn và nhanh chóng hơn màng chống thấm khò nhiệt vì không cần sử dụng đến nhiệt để tạo độ dính với  khả năng bám dính cực tốt trên bề mặt thi công khi nhiệt độ thay đổi.

Trên đây, Chong tham thanh hoa mong muốn gợi ý cho các bạn cách chống thấm nhà hợp lý, hy vọng qua bài viết này, quý vị đã có thêm những thông tin hữu ích về phương pháp chống thấm trần nhà bê tông vô cùng hiệu quả mà lại đơn giản này.

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢNG HÀNG MỚI NHẤT D'CAPITALE
HOTLINE: 0963 958 066